2 cách làm muối vừng và hướng dẫn bảo quản muối vừng được lâu – Digifood

Muối vừng là loại gia vị có giá thành cực bình dân, thường được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Cách làm muối vừng khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm cùng chi phí rẻ, hoàn toàn có thể tự làm ở nhà. Digifood sẽ chia sẻ cho bạn cách làm muối vừng đơn giản và cách bảo quản được lâu.

1. Giới thiệu món muối vừng

Nhờ các nguyên liệu vừng, lạc mà muối vừng chứa một lượng lớn canxi, sắt và các chất dinh dưỡng. Đồng thời, nguồn dầu thực vật tuyệt vời không có khả năng sinh cholesterol khi nó ở dạng nguyên lứt cũng rất tốt cho sức khỏe. Quá trình rang trên lửa khiến cho hạt vừng dễ tiêu hóa hơn.

Món ăn bình dị này thường được dùng kèm với cơm, xôi, cơm nắm hoặc như một loại gia vị để chấm với các loại rau củ luộc. 

Ảnh: Sưu tầm

2. Cách làm muối vừng lạc

Cách làm muối vừng không khó, lại bảo quản được lâu. Vì thế rất nhiều người tự làm muối vừng để sử dụng hàng ngày. 

Thời gian chuẩn bị 7 phút | Thời gian chế biến 25 phút

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 100g vừng trắng
  • 100g vừng đen
  • 200g lạc (tùy chọn)
  • 25g muối tinh (hoặc muối hạt)
  • Hũ thủy tinh

Lưu ý: Để muối vừng thêm bùi ngậy và hấp dẫn hơn, bạn có thể cho thêm lạc vào. Nếu chỉ thích ăn mỗi vừng thì lượng muối các bạn giảm xuống để không bị mặn.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lạc nhặt bỏ các hỏng, hạt lép. Vừng sàng lọc bỏ các tạp chất còn lẫn.

Bước 2: Rang các nguyên liệu

Nếu có sử dụng lạc, các bạn cần phải rang lạc trước. Vì lạc cần thời gian ủ thêm và xát vỏ, tranh thủ lúc đó thì bạn rang vừng để tiết kiệm thời gian.

Rang lạc

  • Đặt chảo lên bếp và làm nóng, cho lạc vào rang ở lửa nhỏ, đảo đều tay để lạc không bị cháy. Đảo đều tay đến khi lạc có mùi thơm, các mặt sậm màu là được. Trung bình thời gian rang lạc sẽ khoảng 30 – 35 phút ở lửa nhỏ. 
  • Sau khi lạc chín, đổ lạc vào rổ đã lót giấy báo, bọc kín và ủ trong khoảng 20 phút.

rang-lac-lam-muoi-vung

Ảnh: Sưu tầm

Rang vừng

  • Bạn có thể rang vừng trắng và vừng đen cùng một lúc. Tuy nhiên sẽ khó nhận biết từng loại đã chín đạt chưa. Do đó bạn nên rang riêng từng loại, vừng trắng trước rồi vừng đen sau.
  • Rang vừng sẽ nhanh, khoảng 5 phút vì vừng chín nhanh. Vẫn rang ở lửa nhỏ nhất và đảo đều tay đến khi có mùi thơm, cắn thử thấy hạt giòn là được.
  • Nếu là vừng trắng thì sẽ ngả sang màu vàng nhạt.

rang vung

Ảnh: Sưu tầm

Rang muối

  • Khi chảo rang vừng vẫn nóng, cho tiếp muối vào để rang. Để lửa nhỏ nhất và rang đều tay. Rang khoảng 2 – 3 phút là được.
  • Chính vì vậy, để làm muối vừng ngon và chuẩn nhất thì các bạn dùng muối tinh hoặc muối hạt. Tuy nhiên nếu dùng muối hạt thì sẽ có thêm công đoạn giã, nên để đơn giản và thuận tiện thì nên dùng muối tinh.

Bước 3: Trộn muối

  • Lạc xát và rây sạch vỏ, đem giã thô (tách thành 3-4 miếng nhỏ) chứ không nên giã quá nhuyễn. Vừng để nguyên hạt hoặc cũng giã thô như lạc.
  • Cuối cùng cho muối vào, trộn đều các nguyên liệu với nhau. Để ở nhiệt độ phòng cho nguyên liệu thật nguội.
  • Chuẩn bị hũ/lọ có nắp đậy, được rửa sạch và quan trong nhất là phải thật khô. rửa sạch sẽ và quan trọng là phải được lau thật khô. Nếu lọ đựng bị ướt thì muối vừng sẽ dễ bị chảy nước.
  • Bảo quản muối vừng lạc tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt. 
  • Muối vừng nếu làm đúng quy trình có thể để được 3-4 tuần mà vẫn giữ được độ giòn và hương vị.

cach-lam-muoi-vung-don-gian

Ảnh: Sưu tầm

3. Cách làm muối vừng tôm khô

Thay vì làm muối vừng lạc đơn giản như trên, bạn có thể kết hợp thêm với tôm khô. Hương vị mang lại sẽ vô cùng bất ngờ, thơm và đậm đà hơn rất nhiều.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 200 gram tôm khô
  • 100 gram vừng trắng
  • 15 – 20 gram muối tinh
  • 10 gram bột tỏi (1 muỗng canh)

Cách làm

Cách làm muối vừng tôm cũng tương tự như cách làm muối vừng lạc. Bí quyết là bạn phải rang tôm hai lần để tôm thật khô và các nguyên liệu đều phải nguội trước khi trộn vào nhau

Bước 1: Sơ chế và rang tôm khô

  • Tôm khô ngâm với nước sôi hoặc nước ấm khoảng 30 phút – 1 tiếng cho nở, mềm. Sau đó rửa lại với nước sạch, loại sạch bụi và các chất bẩm bám trong tôm.
  • Chuẩn bị một chiếc chảo, làm nóng rồi cho tôm vào rang. Đảo đều tay với lửa nhỏ cho tôm thật khô và không bị cháy.

tom kho lam muoi vung tom

Ảnh: Sưu tầm

Bước 2: Rang vừng và muối

  • Dùng chảo mới hoặc chảo rang tôm để rang vừng, muối. Cách thực hiện giống ở cách rang muối, vừng trên. Rang lần lượt vừng và muối đến khi nguyên liệu chín, vàng thơm thì bỏ ra để nguội.

cách làm muối vừng tôm

Ảnh: Sưu tầm

Bước 3:

  • Tôm sau khi nguội thì cho vào cối giã nhỏ (không nên sử dụng máy xay). Sau khi giã thật nhỏ thì lại cho vào chảo và rang một lần nữa cho thật khô. Khi được thì bỏ ra để nguội, nếu còn nóng mà trộn cùng muối luôn sẽ làm muối bị chảy.
  • Cho tôm, vừng đã giã nhỏ, muối và bột tỏi vào 1 cái tô, trộn đều đến khi muối vừng tôm khô quyện vào nhau là được. Để các nguyên liệu thật nguội sau đó mới cho vào lọ đựng.

cách làm muối vừng tôm

Ảnh: Sưu tầm

Yêu cầu thành phẩm

Muối vừng tôm khô “ngon lành cành đào” cực kì ngon miệng và dễ làm. Bạn có thể ăn với cơm nóng, nhất là vào những ngày mưa, sẽ cực kì “hao cơm” đấy!

4. Một số lưu ý khi làm muối vừng

  • Có thể chỉ dùng vừng trắng hoặc vừng đen hoặc kết hợp cả hai. Độ thơm bùi của hai loại tương đương nhau. 
  • Rang muối sẽ giúp hạt muối khô, bảo quản được lâu hơn và còn làm giảm vị mặn gắt của muối.
  • Nếu dùng muối hạt thì sẽ cần thêm công đoạn giã muối. Nếu muốn tiết kiệm thời gian thì nên sử dụng muối tinh.
  • Muối tinh sẽ có độ mặn hơn muối hạt thông thường, bạn nên điều chỉnh lượng muối tương ứng.
  • Không nên sử dụng bột canh để làm muối vừng vì bột canh dễ chảy nước, sẽ làm cho lạc và vừng chảy dầu, nhanh ỉu.
  • Nguyên liệu cần phải thật nguội trước khi cho vào lọ đựng. Vì việc đóng kín sẽ khiến hấp hơi, muối vừng bị chảy nước.
  • Nên sử dụng lọ thủy tinh thay vì các hộp đựng bằng nhựa để bảo quản được tốt hơn.
  • Mỗi lần lấy muối vừng, bạn nên lưu ý các dụng cụ cần phải khô ráo, tránh để ướt sẽ dây ra muối vừng.

bao quan muoi vung

Ảnh: Sưu tầm

Trên đây là cách làm muối vừng đơn giản mà các bạn có thể tự làm ở nhà. Muối vừng bảo quản được lâu, sẽ là món ăn kèm hoặc món ăn “chữa cháy” cho những hôm không kịp nấu nướng.

Xem thêm:

Related Articles

Back to top button