Cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường – Digifood
Mỗi dịp trung thu về, mọi người lại háo hức được thưởng thức miếng bánh, nhâm nhi tách trà để cảm nhận hương vị ấm áp. Thế nhưng những người tiểu đường với chế độ ăn kiêng riêng thì việc lựa chọn bánh đối với họ cũng có nhiều yêu cầu khắt khe. Hiểu được vấn đề đó hôm nay Digifood sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường nhé.
Mục Lục
1. Đường dùng để làm bánh trung thu cho người tiểu đường
1.1. Đường Maltitol
Nếu bạn muốn tìm một loại đường có vị ngọt như đường bình thường nhưng lại ít kcal hơn thì Maltitol chính là gợi ý dành cho bạn. Ngoài việc ít kcal hơn đường cát, đường Maltitol còn hấp thu chậm hơn. Sử dụng đường Maltitol để làm bánh trung thu cho người tiểu đường không chỉ giúp bánh giữ nguyên hương vị mà còn ít ảnh hưởng đến đường huyết.
1.2. Đường Isomalt
Isomalt là loại đường làm từ củ cải đường. Bởi thế, đường Isomalt cũng có lượng kcal thấp. Độ ngọt của loại đường này cũng thấp hơn đường kính khoảng 50%. Nhờ vậy, đường Isomalt không ảnh hưởng đến đường huyết. Rất thích hợp cho người bị tiểu đường và cả những người thừa cân.
1.3. Đường Xylitol
Với lượng kcal thấp hơn rất nhiều so với các loại đường thông thường, đường Xylitol tiếp tục là gợi ý số một để làm bánh trung thu cho người tiểu đường. Loại đường này có chiết xuất từ Sồi Xanh, ít ngọt và rất tốt cho sức khỏe.
2. Cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường
2.1. Bánh trung thu trà xanh
Trà xanh là loại bột rất tốt cho những người bị tim mạch, tiểu đường. Không chỉ vây, bột trà xanh còn ngăn ngừa lão hóa, tránh ung thư, hỗ trợ thư giãn tinh thần, có lợi cho hệ tiêu hóa.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có:
- Bột mì: 150 gram
- Bột trà xanh/ matcha: 10 gram
- Nước đường: 90ml
- Đậu xanh: 150 gram. Nên chọn loại đã tách vỏ để tiện hơn trong quá trình làm bánh
- Sữa tươi không đường/ sữa tách béo/ sữa ít béo: 30ml
- Dầu thực vật: 2 thìa
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm nhân bánh
Vo sạch đậu xanh, ngâm qua đêm rồi đem hấp chín. Sau khi hấp, bạn giã nhuyễn đậu xanh rồi trộn đậu xanh cùng 45ml nước đường đã chuẩn bị.
- Lưu ý: nếu đậu xanh của bạn chưa tách vỏ, sau khi ngâm bạn cần đãi sạch phần vỏ để nhân bánh trông đẹp mắt, dễ ăn hơn.
Bước 3: Làm vỏ bánh
Trộn đều bột mì cùng bột trà xanh. Dùng rây để rây bột giúp cho phần bột mịn màng hơn. Sau khi rây xong, trộn bột cùng sữa tươi không đường và phần nước đường còn lại. Sau đó, ủ bột trong vòng 30 phút.
Sau 30 phút, chia đều bột thành các phần với số lượng bằng với phần nhân trước đó. Bước tiếp theo bạn cán dẹt vỏ bánh rồi cho nhân vào trong. Sử dụng khuôn để định hình bánh rồi đem nướng.
Ảnh: Sưu tầm
2.2. Bánh trung thu hạt dẻ
Là một loại hạt giàu chất xơ, có chất chống oxy hóa cao cùng vị béo bùi ngậy, tự nhiên, hạt dẻ là một trong những nguyên liệu rất hay được sử dụng để làm bánh trung thu cho người tiểu đường.
Để làm bánh trung thu hạt dẻ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm
- Hạt dẻ: 120gram. Lưu ý: nên chọn những loại hạt dẻ đã rang hoặc nghiền sẵn
- Dầu thực vật: 118ml
- Bột mì: khoảng 195 gram
- Nước lọc: 15ml
- Muối biển: 1 gram
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm nhân bánh
Trộn bột hạt dẻ với 44ml dầu thực vật để hỗn hợp bột được dẻo, mịn. Sau đó, vo bột thành các viên nhỏ hoặc lớn tùy theo kích thước của khuôn bánh.
Bước 3: Làm vỏ bánh
Dùng rây để rây bột mì cho bột thật mịn. Tiếp tục sử dụng số dầu thực vật còn lại trộn cùng bột mì và muối biển cho thật đều. Sau đó chia các phần bột thành các viên với số lượng bằng phần nhân.
Sau khi đã chia bột, tiến hành cán dẹt phần vỏ rồi cho nhân vào bên trong. Tiếp đến định hình bánh bằng khuôn rồi nướng 20 phút ở 170 độ C. Lưu ý, khi định hình nhân bạn cần nhấn mạnh phần khuôn bánh để bánh chắc và đẹp mắt hơn.
Xem thêm: Bánh trung thu bao nhiêu calo? Ăn sao để không béo?
2.3. Bánh trung thu khoai lang tím
Khoai lang tím là một trong những nguyên liệu làm bánh có khả năng kiểm soát đường huyết, ổn định huyết áp. Đồng thời cũng ngăn ngừa ung thư. Để làm bánh trung thu khoai lang tím bạn có thể áp dụng cách sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm
- 400 gram khoai lang tím
- 100 gram đậu xanh. Nên chọn loại không vỏ.
- 150 gram bột nếp đã rang
- 100 gram đường cho người bị tiểu đường
- 30 ml dầu thực vật
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm nhân bánh
Ngâm đậu xanh qua đêm sau đó hấp chín. Sau khi đậu xanh chín bạn giã nhuyễn rồi đun cùng 100 gram đường cho đến khi đường tan. Sau đó vo viên đậu xanh thành các phần bằng nhau.
Bước 3: Làm nhân bánh
Đầu tiên bạn gọt vỏ khoai lang rồi sửa sạch. Sau đó, đem hấp hoặc luộc chín rồi nghiền nhuyễn. Sau khi nghiền xong sử dụng rây để lọc khoai cho mịn.
Tiếp đó bạn trộn khoai lang đã nghiền cùng 150 gram bột nếp và 30ml dầu thực vật. Sau đó bạn thực hiện làm vỏ bánh như hướng dẫn trong phần làm bánh trà xanh và hạt dẻ.
Ảnh: Sưu tầm
2.4. Bánh trung thu mè đen
Mè đen là nguyên liệu không chỉ có hương thơm, vị béo bùi tự nhiên mà còn kiểm soát đường huyết rất tốt. Để làm bánh trung thu nhân mè đen. bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm
- 170 gram bột mì
- 150 gram đậu đỏ
- 80 gram mè đen
- 75 gram đường dành cho người bị tiểu đường
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 80ml nước đường
- 95 ml dầu ăn
- Một ít bakingsoda
- Ít muối
- 15 gram bột nếp
- 5 quả trứng vịt muối
- 30ml rượu trắng
- Nửa củ gừng
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm nhân bánh
- Làm sạch, ngâm đậu đỏ trong vòng 5 tiếng hoặc qua đêm rồi hấp chín.
- Xay nhuyễn đậu đỏ, đường, mè đen bằng máy xay sinh tố.
- Sên phần nhân vừa xay trên chảo nhỏ. Thêm một chút dầu ăn vào chảo để nhân không bị cháy. Khi nhân hơi sền sệt, thêm chút muối vào rồi tiếp tục sên đến khi nhân thật dẻo.
- Đợi phần nhân nguội rồi chia đều thành các viên bằng nhau.
- Ngâm lòng đỏ trứng muối trong rượu trắng cùng gừng giã nhuyễn. Sau đó vớt ra khay, bỏ vào lò nướng trong 5 phút ở nhiệt độ 200 độ C.
- Ấn phẳng nhân rồi đặt trứng muối vào rồi vo viên.
Bước 3: Làm vỏ bánh
- Trộn đều hỗn hợp nước, đường cùng baking soda.
- Cho bột mì ra bát, tạo một khoảng trống rồi đổ nước đường vào. Sau đó trộn bột cùng nước đường đến khi hỗn hợp đều, dẻo.
- Tiếp tục làm phần vỏ và nướng bánh như các hướng dẫn trên.
Bước 4: Nướng bánh
- Trước khi cho bánh vào lò, cần làm nóng lò trong 5 phút ở nhiệt độ 210 độ C.
- Sau đó, xếp đều bánh lên khay, nướng bánh trong 5 phút ở nhiệt độ 210 độ C.
- Sau 5 phút, để bánh nguội, dùng cọ phết đều lòng đỏ trứng gà lên mặt bánh.
- Tiếp tục nướng thêm 6 phút ở nhiệt độ 200 độ C.
- Sau 6 phút, tiếp tục đợi bánh nguội rồi phết lòng đỏ trứng gà lên bánh.
- Nướng tiếp bánh khoảng 2 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Sau đó để nguội, xếp bánh ra đĩa và thưởng thức.
2.5. Bánh trung thu rau câu đậu nành
Nếu muốn thử làm một loại bánh trung thu dẻo mới lạ cho người bị tiểu đường bạn cũng có thể thử công thức bánh trung thu rau câu đậu nành sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- 95 gram đường cho người bị tiểu đường
- 1 bó lá dứa
- 10 gram bột rau câu dẻo
- 100 gram bột sương sáo
- 500ml sữa đậu nành không đường
- 125ml sữa tươi
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Làm bánh
- Cho 50 gram đường trắng, 5 gram bột rau câu và chút lá dứa vào 250ml nước sôi. Sau đó đun hỗn hợp này trong 7 phút với lửa vừa.
- Sau đó, vớt lá dứa khỏi nồi rồi đổ bột sương sáo vào khuấy đến khi hỗn hợp sệt lại. Cho hỗn hợp vào khuôn nhỏ rồi bỏ lạnh khoảng 15 phút.
- Trong thời gian này bạn đun hỗn hợp gồm 5 gram bột rau câu, sữa đậu nành, 45 gram đường cùng 125 ml sữa tươi không đường. Khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại.
- Sau đó đổ hỗn hợp rau câu vào khuôn to. Tuy nhiên bạn chỉ đổ nửa khuôn. Sau đó bỏ tủ lạnh trong 15 phút.
- Sau thời gian chờ, bạn lấy hỗn hợp ra, bỏ thêm 1 miếng sương sáo vào rồi tiếp tục đổ nốt hỗn hợp rau câu còn lại vào đầy khuôn. Cho bánh vào tủ lạnh, chờ bánh đông là bạn có thể thưởng thức.
3. Lưu ý khi làm bánh trung thu cho người tiểu đường
Khi làm bánh trung thu cho người tiểu đường không nên sử dụng đường. Nếu có, chỉ nên dùng đường dành cho người bị tiểu đường hoặc đường ăn kiêng. Nguyên liệu để làm bánh cũng nên là nguyên liệu có lợi cho sức khỏe.
Mặc dù vậy người bị tiểu đường cũng không ăn quá nhiều bánh trong một ngày mà cần chia ra thành các phần nhỏ. Khi ăn bánh nên kết hợp uống các loại trà thảo dược có tác dụng ổn định đường huyết hoặc các loại nước ép trái cây không đường.
Trên đây là một số cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường. Hy vọng với bài viết này bạn đã có những công thức thật ngon để làm bánh cho những người thân yêu của mình nhé.
Xem thêm: