Cách làm tương đậu phộng đậm đà, không bị sượng – Digifood
Tương đậu phộng là một trong những thực phẩm quen thuộc trong gia đình Việt nhờ việc mang lại hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Hơn hết, món ăn này có thể thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm. Cùng vào bếp với Digifood thử sức với cách làm tương đậu phộng ngay dưới đây!
Mục Lục
1. Đôi nét về tương đậu phộng
Tương đậu phộng là một loại tương khá quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là người Việt xưa hay ở các vùng nông thôn. Tương này được dùng như một loại nước chấm hay gia vị nêm nếm đặc biệt. Với hương vị đậm đà hòa chút béo bùi từ đậu phộng, tương khi ăn kèm với đồ luộc, rau sống hay phở cuốn vô cùng hấp dẫn.
Ảnh sưu tầm
Hơn hết, tương đậu phộng ngày càng được ưa chuộng cao bởi người ăn chay hay ăn mặn hoàn toàn có thể sử dụng. Trong tương còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất béo không bão hòa, carbohydrate và magie, phốt pho, mangan… Nhờ vậy mà khi đưa vào khẩu phần ăn, có thể giúp cho mọi người ngăn ngừa sỏi thận, đột quỵ và hỗ trợ trong quá trình giảm cân.
2. Cách làm tương đậu phộng đơn giản nhất
Để làm tương đậu phộng rất đơn giản, bạn chỉ cần lựa chọn những nguyên liệu cần thiết và chất lượng nhất, sau đó áp dụng ngay các bước thực hiện dưới đây!
Nguyên liệu chuẩn bị
- Đậu phộng: 200gr
- Gạo: 1/3 chén gạo
- Nước tương: 1 chén
- Gia vị: hạt nêm, muối, tương ớt, đường
Ảnh sưu tầm
Các bước thực hiện
Bước 1: Bạn mang đậu phộng ngâm với nước sạch qua đêm. Lưu ý khi ngâm được chừng 3 tiếng thay nước một lần để đậu phộng có mùi thơm. Gạo bạn cũng mang đi ngâm với nước sạch nhưng chỉ ngâm 30 phút – 1 tiếng trước khi làm tương.
Bước 2: Cho khoảng 1.5 lít nước vào nồi, bắc lên bếp, thêm vào 1/2 muỗng canh muối, cho đậu phộng vào bật lửa và nấu trên lửa vừa cho đến khi phần lạc mềm, tầm 15 – 30 phút. Sau khi chín mềm thì tắt bếp ủ thêm 20 – 30 phút để sau này khi bạn bảo quản trong tủ lạnh đậu phộng không bị sượng.
Bước 3: Gạo sau khi ngâm vớt ra bạn để khô, sau đó cho vào chảo, bắc lên bếp ràng làm thính. Bạn rang cho đến gạo vàng thì cho vào cối để giã nhuyễn hoặc máy để xay mịn.
Ánh sưu tầm
Bước 4: Lấy 1 chén nước tương đổ vào nồi, thêm vào 1 chén nước lọc, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 4 muỗng cà phê tương ớt, 5 muỗng cà phê đường. Bạn khuấy đều cho hỗn hợp tan vào nhau. Sau đó bắc chảo lên bếp, vớt trực tiếp đậu phộng từ nồi ủ sang nồi nước tương. Bạn tiếp tục nấu trên lửa vừa trong khoảng 15 phút.
Bước 5: Sau khi nước dần cạn, nấu đủ thời gian bạn cho thính vào. Trước khi cho bạn nên ray thính trước để lấy những phần mịn nhất. Lưu ý là vừa cho tay vừa khuấy đều để thính không bị dính cục, hòa tan bên trong tương. Bạn tiếp tục nấu trong lửa nhỏ khoảng 5 – 7 phút cho thính nở ra.
Ảnh sưu tầm
Bước 6: Bạn tắt bếp và tiếp tục đảo đều tay, nêm nếm lại cho vừa với khẩu vị rồi để nguội, múc vào lọ thủy tinh đóng kín, cất trong tủ lạnh lúc nào ăn thì mang ra sử dụng.
Xem thêm: Cách làm ớt ngâm nước mắm để lâu
3. Thành phẩm đạt chuẩn
Tương sau khi làm xong bạn phải để trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 ngày thì mới mang ra sử dụng được. Lúc đó gia vị mới thấm, nếu ăn ngay sẽ cảm giác nhạt và không đủ vị. Tương làm tại nhà sẽ đạt độ sánh quyện tùy theo ý thích của bạn. Có độ thơm nhẹ của nước tương, bùi bùi của đậu phộng. Loại nước chấm này có thể mang ra ăn với cơm, rau củ luộc, kho quẹt, chấm bò pía, gỏi cuốn… Tương ăn béo và thơm hơn so với tương đậu nành.
Ảnh sưu tầm
4. Mẹo thực hiện món ăn thành công
Ngoài việc nắm được công thức và cách làm, bạn cũng cần biết một số mẹo trong quá trình chế biến để cho món thêm tròn vị:
- Tránh tình trạng đậu phộng bị sượng khi bảo quản trong tủ lạnh, sau khi luộc xong bạn nên ủ đậu phộng trong nước nóng tầm 20 – 30 phút. Nếu ngay khi nấu xong bạn nêm nếm hoặc mang ra chế biến luôn sẽ dẫn đến tình trạng sượng.
- Bạn phải lựa chọn đậu phộng thật kĩ trước khi làm, mớ nào hạt đều, tròn đầy thì rất ngon. Còn chỉ cần một hạt đậu hỏng, teo tóp thì cũng có thể ảnh hưởng đến hương vị của tương.
- Thính có nhiệm vụ khiến cho tương đặc sánh lại, tùy vào khẩu vị của gia đình bạn mà dùng nhiều hoặc ít. Thính càng nhiều thì độ kết dính càng lớn.
- Nêm nếm có thể tùy vào khẩu vị của từng gia đình, vì vậy trong quá trình nấu bạn có thể nếm qua nước tương để đảm bảo phù hợp nhất.
- Tương cần được bảo quản tốt trong ngăn mát tủ lạnh, trước khi cất bạn phải khử trùng qua bình, khi lấy ra ngăn thì sử dụng thìa sạch lấy một lượng vừa phải. Phần ăn không hết thì không nên đổ vào phần tương đang bảo quản.
Trên là cách làm tương đậu phộng đơn giản và dễ thành công nhất mà bạn có thể tham khảo. Chúc bạn thành công với công thức trên đây. Và đừng quên theo dõi Digifood để biết thêm nhiều công thức nấu ăn hấp dẫn khác.
Có thể bạn quan tâm: