Cách làm chè trôi nước cốt dừa thơm ngon ai cũng mê – Digifood

Chè trôi nước là một món ăn truyền thống Việt Nam, đặc biệt vào dịp Tết Hàn Thực. Chè được làm từ bột nếp, kết hợp với các loại nhân như mè đen, đậu xanh hoặc nhân mặn tùy theo khẩu vị người thưởng thức. Cách nấu chè cũng rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Trong bài viết này, bạn hãy cùng Digifood khám phá cách làm chè trôi nước cốt dừa mềm dẻo, thơm ngon ngay tại nhà nhé!

1. Chè trôi nước cốt dừa có gì đặc biệt?

Không phải ngẫu nhiên mà chè trôi nước cốt dừa trở thành món ngon được nhiều người yêu thích. Chè có hương vị ngọt lành, thanh mát trong sự kết hợp hoàn hảo giữa phần bánh nếp nhân đậu và nước cốt dừa. Chè rất dẻo, có độ quánh khi ăn và hương thơm hấp dẫn.

cong-thuc-lam-che-troi-nuoc-cot-dua.

Ảnh: Sưu tầm

2. Cách làm chè trôi nước cốt dừa

Chè trôi nước cốt dừa thơm ngon bởi phần nhân đậu xanh dẻo mịn hòa với nước cốt dừa ngọt mát, thơm lừng. Dưới đây là gợi ý nguyên liệu và cách làm bánh nhanh chóng, đơn giản bạn nên tham khảo để có món chè trôi nước cốt dừa vừa ngon về hương vị, vừa đẹp trong hình thức. 

Chuẩn bị nguyên liệu 

  • Đậu xanh xát vỏ: 50gr
  • Bột nếp 30gr
  • Bột năng (hoặc bột sắn dây): 2 thìa canh 
  • Nước dừa: 300ml
  • Nước cốt dừa: 30ml
  • Đường: 80gr – 100gr tùy khẩu vị
  • Muối: 1 nhúm nhỏ 
  • Dừa bào sợi: 1 bát con 

Chế biến món ăn 

Bước 1: Làm nhân bánh 

  • Đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước ấm từ 1h – 2h cho đậu mềm, nở nấu sẽ nhanh nhừ hơn.
  • Vo lại đậu 1 lần nữa cho sạch sau đó vớt ra rổ, để ráo. 
  • Làm chín đậu xanh bằng cách hấp trong nồi cơm điện hoặc đun trên lửa vừa.
  • Khi đậu xanh sôi, dùng đũa sạch đảo đều và nấu thêm 15 – 20 phút cho chín thì đổ ra bát. 
  • Chia đậu thành 2 phần: 30gr làm nhân bánh, phần còn lại để nấu cùng nước dừa. 
  • Cho phần đậu xanh làm nhân vào máy xay sinh tố, thêm khoảng 100ml nước, 2 thìa cà phê đường và 1 thìa cafe muối rồi xay nhuyễn.
  • Đổ hỗn hợp vừa xay ra bát, để nguội nếu còn nóng. Dùng tay sạch vo tròn đậu xanh thành từng viên nhỏ để làm nhân bánh.

huong-dan-sen-nhan-lam-che-troi-nuoc-cot-dua.

Ảnh: Sưu tầm

Bước 2: Làm vỏ bánh 

  • Cho bột nếp vào bát sạch cùng một chút muối. Đổ từ từ nước ấm vào bát, vừa đổ vừa dùng tay nhào để bột dẻo và tránh vón cục.
  • Dùng màng bọc thực phẩm đậy kín bát bột vừa nhào, ủ khoảng 5 phút dưới nhiệt độ phòng giúp bột nở đều. 
  • Lấy bột ra, nhồi đều tay, liên tục đến khi bột thành khối dẻo mịn, không dính là đạt.
  • Chia bột đã nhồi mịn thành từng viên nhỏ, vo tròn bằng cỡ quả bóng bàn.

chi-tiet-cach-nau-che-troi-nuoc-cot-dua

Ảnh: Sưu tầm

Bước 3: Nặn và luộc bánh  

  • Cán dẹt các viên bột vừa vo tròn, đặt nhân đậu xanh vào giữa rồi gói kín để phần nhân nằm gọn trong phần bột. Nên dùng tay miết phần bột cho bao bọc trọn phần nhân. Tuyệt đối không để hở bánh để tránh nhân bục ra ngoài khi nấu chè. 
  • Cho bánh trôi vào đun sôi cùng khoảng 1 lít nước ở lửa vừa tầm 10 – 15 phút. Thi thoảng khuấy nhẹ để bánh không bị dính, cháy ở đáy nồi.  Khi bánh nổi lên, vỏ bánh căng và hơi trong lại là bánh chín. 
  • Dùng muôi lỗ vớt bánh ra, thả vào bát nước lạnh giúp bánh không bị dính vào nhau. 

lam-banh-troi-nuoc

Ảnh: Sưu tầm

Bước 4: Nấu nước đậu xanh cốt dừa 

  • Bỏ phần đậu xanh còn lại vào nồi. Trộn đều với 70gr đường. 
  • Hòa tan 2 thìa canh bột năng với nước lạnh rồi đổ vào nồi đậu xanh. Vừa đổ vừa dùng đũa khuấy đều để bột tan đều và không vón cục 
  • Cho khoảng 20ml nước dừa vào, bật bếp và nấu khoảng 3 – 5 phút tới khi sôi. 
  • Thêm dừa bào sợi vào, khuấy đều cho hòa quyện và tắt bếp. 

Bước 5: Hoàn thiện món ăn 

  • Chia bánh trôi đã luộc chín vào từng bát (mỗi bát từ 3 – 5 viên). 
  • Chan nước đậu xanh cốt dừa cho ngập mặt bánh, rưới thêm chút nước cốt dừa để hoàn thành món ăn. 

Thành phẩm sau khi chế biến

Vậy là chúng mình đã hoàn thành món chè trôi nước cốt dừa thơm ngon rồi! Bánh trôi ăn mềm, mịn với phần nhân đậu xanh bùi bùi, ngọt thơm. Nước chè thanh nhẹ, thơm béo. Thưởng thức một thìa chè trôi nước đậu xanh, bạn sẽ cảm nhận rõ vị hòa quyện hoàn hảo giữa các nguyên liệu, đưa tâm hồn trở về trạng thái thư giãn, nhẹ nhàng đến lạ.  

che-troi-nuoc

Ảnh: Sưu tầm

Chè ăn ngay khi còn nóng hoặc khi để nguội đều phù hợp. Không chỉ ăn vào dịp Tết, bạn có thể nấu chè làm món tráng miệng hoặc bữa phụ cho cả gia đình mình. 

3. Lưu ý khi làm chè trôi nước cốt dừa

Để có món chè trôi nước cốt dừa ngon và giữ trọn hương vị, bạn đừng quên bỏ túi một vài lưu ý nho nhỏ sau: 

  • Khi đun chín đậu xanh, lưu ý, đổ nước đun xâm xấp mặt đậu. Đổ quá ít có thể khiến đậu bị sát vào nồi gây cháy; đổ quá nhiều sẽ dễ bị trào ra ngoài khi nước sôi.
  • Hãy căn cứ vào sở thích của thành viên trong nhà để điều chỉnh lượng đường nấu chè cho phù hợp.
  • Trong lúc nặn bánh, nếu phần vỏ còn thừa khi phần nhân đã hết, bạn có thể nặn thành bánh chay để tiết kiệm nguyên liệu.
  • Chè không dùng hết thì để nguội rồi đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh trong 2 – 3 ngày. Trước khi ăn lại thì cho vào lò vi sóng quay khoảng 3 phút ở nhiệt vừa phải. 
  • Để món chè thêm bắt mắt, bạn có thể tạo màu cho bánh trôi bằng cách xay nhuyễn bí đỏ, lá dứa, cà rốt, ruột gấc,… và nhào cùng bột. 

Trên đây là gợi ý của Digifood Blog về cách làm chè trôi nước cốt dừa cực nhanh không thua kém gì nhà hàng. Hãy cùng vào bếp và trổ tài “nữ công gia chánh”, chiêu đãi người thân yêu bằng những bát chè thật ngon bạn nhé! 

Related Articles

Back to top button