Cách làm bánh đúc nóng đúng chuẩn Hà Nội cho ngày gió mùa – Digifood
Bánh đúc nóng hổi vừa thổi vừa ăn thì đúng là chuẩn bài cho mùa đông hà Nội luôn. Bát bánh đúc thơm lừng cầm bỏng cả tay, dậy mùi thơm từ mộc nhĩ, mùi hành phi, vị nước mắm chan mặn ngọt đưa miệng hết ý. Cùng Digifood xắn tay vào bếp với cách làm bánh đúc nóng ngon hơn cả ngoài hàng nhé!
Mục Lục
1. Giới thiệu món bánh đúc nóng
Hà Nội có rất nhiều món ăn đặc trưng theo từng mùa. Mỗi độ gió mùa về là lòng ai cũng náo nức được thưởng thúc những bát bánh đúc nóng hôi hổi. Bánh đúc nóng mềm dẻo, mịn màng, mùi thơm từ hành phi, mộc nhĩ thịt bằm. Tất cả càng thêm hòa quyện và được nâng tầm nhờ nước mắm chan mặn ngọt cay cay.
Với cách làm bánh đúc nóng tại nhà này, bạn sẽ chỉ cần những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm. Thêm vào đó là không cần dùng đến hàng the hay nước vôi, vừa an toàn mà bánh cũng sẽ mềm và trong hơn. Giờ thì cùng bắt đầu thôi nào!
2. Công thức làm bánh đúc nóng
- Khẩu phần: 4 – 6 phần ăn
- Thời gian chuẩn bị: 15 phút
- Thời gian nấu: 30 phút
- Tổng thời gian: 45 phút
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Phần bánh đúc
- 100 gram bột gạo tẻ
- 100 gram bột năng
- 600 ml nước
- 30ml dầu ăn
- 15ml dầu mè (tùy chọn)
- Xíu muối
Phần thịt xào và nước chan
- 200 gram thịt lợn xay
- Mộc nhĩ và nấm hương: mỗi thứ 10 gram
- 50ml nước mắm
- 50ml nước cốt chanh (2 – 3 quả)
- 4-5 nhánh hành khô
- 1 mớ rau mùi
- Gia vị: muối, hạt tiêu xay
2.2. Cách làm
Phần bánh đúc
1. Pha bột
- Sử dụng nồi to đế dày (nồi gang,…) để quấy bánh đúc. Cho lần lượt bột gạo tẻ, bột năng, 1/4 thìa cà phê muối và 600ml. Dùng phới lồng quấy đều hỗn hợp bột cho đến khi tan đều, lọc qua rây.
- Để yên hỗn hợp bột nước khoảng 1 – 1.5 tiếng cho bột lắng xuống đáy. Nhẹ nhàng múc bớt phần nước trên mặt sang một bát khác. Đong một lượng nước đúng bằng phần nước này, đổ vào nồi, khuấy đều (nước ngâm cũ bỏ đi). Việc này chủ yếu để bột nở mềm hơn và loại bỏ mùi bột khô. Nên nếu bạn sử dụng bột xay từ gạo thì có thể bỏ qua.
Lưu ý:
- Với cách làm bánh đúc nóng không sử dụng hàng the hay vôi thì bột gạo có vai trò quan trọng giúp tạo độ cứng giòn cho bánh, còn bột năng là để bánh có độ mềm dẻo.
- Càng nhiều bột gạo bánh sẽ cứng giòn hơn; càng nhiều bột năng thì bánh mềm dẻo và dai hơn. Bạn có thể tùy theo sở thích mà pha bột theo tỷ lệ phù hợp.
2. Khuấy bột
- Cho nồi bột lên bếp và đun lửa to. Trong quá trình đun, luôn phải khuấy liên tục để bột không bị cháy và bén nồi. Sau 2 – 3 phút, khi bột đã đặc lại hơn thì hạ lửa xuống mức thấp.
- Bắc nồi bột lên bếp, để lửa ở mức trung bình-cao, dùng đũa hoặc phới khuấy đều liên tục trong quá trình nấu để hỗn hợp không bị bén đáy nồi. Sau khoảng 2-3 phút, khi hỗn hợp bắt đầu sệt và đặc dần lại, hạ lửa xuống mức thấp hơn.
- Lưu ý: Bột càng đặc lại, càng phải nhỏ lửa. Khi khuấy bánh tốt nhất nên sử dụng phới lồng hoặc máy đánh trứng để hỗn hợp được mịn hơn.
3. Cho nguyên liệu
- Sau khi bột chín, cảm nhận được bột đặc sệt lại và có màu trắng đục thì chỉnh lửa ở mức nhỏ nhất. Cho 30ml dầu ăn và 15ml dầu mè vào và trộn đều.
- Khi cho dầu ăn vào thì hỗn hợp bột sẽ giống như bị tách nước và hơi lổn nhổn. Đừng quá lo lắng và tiếp túc khuấy đều thì bột sẽ mịn và hòa quyện trở lại. Nếu bánh quá đặc, bạn có thể thêm nước.
- Khuấy tiếp 5 – 10 phút cho đến khi bột bắt đầu trong và dẻo quánh lại. Khi nhấc đũa lên thì bột sẽ đứt thành đoạn, nếm thử không còn mùi bột sống nữa là được. Bắc nồi ra khỏi bếp và để hé vung. Hoàn thành phần bột trong cách làm bánh đúc nóng.
Phần thịt xào
- Ngâm mộc nhĩ và nấm hương trong nước ấm từ 5 – 10 phút cho mềm nở. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, cắt bỏ phần chân, và băm nhỏ.
- Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Trộn thịt xay với mộc nhĩ và nấm hương, thêm xíu hạt nêm. Cho dầu ăn vào chảo, dầu sôi thì phi thơm hành khô (chú ý để hành không cháy khét); cho tiếp thịt xay với nấm và mộc nhĩ vào xào.