Đường làm bánh là gì? Cách phân biệt và ứng dụng khi làm bánh – Digifood
Một trong những loại nguyên liệu góp mặt trong các công thức làm bánh chính là đường. Tuy nhiên, đường cũng có rất nhiều loại đấy nhé. Vậy bạn đã biết đường làm bánh là gì? Và cách phân biệt các loại đường làm bánh chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Digifood tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Đường làm bánh là gì?
Đường là một trong những gia vị được thêm vào khi chế biến các món ăn. Đường được làm từ mía, củ cải đường, trái cây, mật ong,… Đặc điểm nhận dạng của đường có rất nhiều cách như dạng tinh thể nhỏ, dạng bột hay dạng khối to. Khi ăn đường có vị ngọt nên bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay đấy.
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại đường khác nhau, hãy cùng chúng mình khám phá các loại đường trong các công thức làm bánh ở dưới đây nhé.
Ảnh: Sưu tầm
2. Những loại đường làm bánh phổ biến
Trong các công thức làm bánh thì đường chính là loại gia vị quan trọng để giúp cho những chiếc bánh thơm ngon, đậm vị hơn. Tuy nhiên hiện tại có nhiều loại đường bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo qua thông tin dưới đây nhé.
Đường cát trắng
Đường cát trắng (White Granulated Sugar) còn được gọi với nhiều cái tên khác như đường kính, đường cát,… Loại đường này được sản xuất từ 100% mía, không những vậy nó còn được sử dụng công nghệ loại bỏ các chất màu bằng than hoạt tính. Điểm nhận dạng của loại đường này là có hạt nhỏ li ti, màu trắng và dễ tan trong nước. Đường cát trắng có vị ngọt lịm hơn những loại đường khác.
Một số loại bánh phù hợp với đường cát trắng này như: Sandwich bơ đường, bánh mì bơ đường hạt socola,… hoặc trong các món ăn mặn hoặc chế biến siro đều sử dụng loại đường này đấy.
Ảnh: Sưu tầm
Đường bột
Đường bột còn được gọi với một cái tên tiếng Anh là Powdered Sugar. Đường bột được làm từ đường cát xay mịn ra và có màu trắng tinh. Hiện tại, đường bột có 2 dạng như sau: 1 loại là được làm từ 100% đường xay nhuyễn, còn loại còn lại cũng được làm từ đường xay nhuyễn nhưng lại bổ sung thêm một chất như bột ngô, bột khoai tây.
Đối với loại đường bột này bạn sẽ sử dụng để chế biến lớp phủ mịn trên những chiếc bánh donut đường hoặc sử dụng để lên men trong bánh bao, bánh mì,….
Ảnh: Sưu tầm
Đường thô hay đường trang trí
Loại đường này có hình dáng giống như đường cát nhưng hạt lại lớn hơn nhiều. Vì hạt của đường thô lớn nên sẽ sử dụng làm nguyên liệu để làm các loại bánh khi nướng ở nhiệt độ cao hoặc những loại bánh cần cố định khi nướng. Ngoài ra, loại đường thô này còn pha chế cùng các màu khác để trang trí lên mặt bánh.
Người ta thường sử dụng loại đường thô có pha chút màu để trang trí cho các loại bánh quy/bánh cookie hoặc bánh cupcake thêm xinh xắn. Đặc biệt, các loại bánh được trang trí trong các bữa tiệc cũng sử dụng từ loại đường này.
Ảnh: Sưu tầm
Đường nâu
Đường nâu còn được gọi là brown Sugar. Loại đường này được làm từ đường cát nhưng có thêm nguyên liệu nữa là mật mía để đường có màu nâu. Tuy nhiên, đường nâu cũng có loại màu đậm và nâu nhẹ do khi sản xuất có nhiều mật mía hay không.
Sử dụng đường nâu nhẹ là loại dùng làm bánh khi trộn lẫn cùng các nguyên liệu, hoặc là sử dụng làm nước sốt hay lên men cho bột như bánh flan, bánh mì đen,…. Còn đối với loại nâu đậm thì lại sử dụng làm các loại bánh gingerbread,…
Ảnh: Sưu tầm
Đường thô Turbinado
Đây là một loại đường được làm từ mật mía, sau đó khi làm đường tinh sẽ giữ lại một phần mật rỉ ban đầu. Loại đường này ở dạng tinh thể nhỏ, màu vàng nhạt. Một lưu ý nhỏ là đường thô Turbinado có ít calo hơn các loại đường khác.
Loại đường này cho bạn một mùi hương thơm như vị của caramel. Chính vì vậy nó có thể được sử dụng chế biến đồ uống hoặc dùng để làm các loại bánh như bông lan, cupcake,… mà không sợ béo như các loại đường khác.
Ảnh: Sưu tầm
Đường phèn
Đường phèn có kích thước lớn ở dạng tinh thể hạt. Nó có nhiều loại khác nhau như là màu trắng, màu vàng nhạt hoặc màu nâu sẫm tùy vào việc bạn có sử dụng đường nguyên chất để sản xuất ra đường phèn hay không.
Người ta thường sử dụng đường phèn trong việc ngâm các loại hoa quả hay dùng để chưng/hấp các món ăn. Ngoài ra đường cũng được sử dụng làm các món bánh, nấu chè, làm kẹo…
Ảnh: Sưu tầm
Đường thốt nốt
Đường thốt nốt được làm từ nhị hoa thốt nốt rồi chế biến thành đường. Khi ăn loại đường này có vị ngọt thanh, khá thơm. Nhiều người còn đánh giá đường thốt nốt ngon và uống mát hơn đường mía và đường củ cải rất nhiều. Nhắc đến đường thốt nốt bạn sẽ đặc biệt biết đến một số món ăn siêu ngon như chè thốt nốt, rau câu thốt nốt. Đặc biệt, bạn không thể bỏ qua món bánh bò thốt nốt và bánh lá thốt nốt của người miền Tây Nam bộ đâu nhé.
Ảnh: Sưu tầm
Đường nho
Đường nho ngoài được làm từ quả nho thì nó còn được lấy từ mật ong. Đường nho nhìn sẽ nhỏ, mịn và có màu trắng hơn so với các loại đường khác. Khi nếm thử bạn sẽ thấy vị ngọt rồi dần dần sẽ có vị chua. Đường nho cũng được sử dụng nhiều trong các công thức nấu ăn để tạo độ tơi xốp cho bánh bông lan. Sử dụng loại đường này làm tàu hũ hoặc sữa chua cho ra được thành phẩm được mịn và ngon hơn rất nhiều.
Ảnh: Sưu tầm
Các loại đường Superfine, Ultrafine, Bar, Caster Sugar
Những loại đường được chúng mình liệt kê ở trên là những loại đường còn mịn và nhỏ hơn cả đường xay. Vị ngọt của nó cũng dịu nên thường được sử dụng làm các món ăn tráng miệng “sang chảnh”. Một số món ăn nhẹ sử dụng các loại đường này là bánh mousse, bánh quy meringues hay pudding. Ngoài ra, loại đường này còn dùng để pha chế các loại đồ uống lạnh nữa đấy nhé.
Ảnh: Sưu tầm
Các loại đường siro
Đây là các loại đường có dạng lỏng được sản xuất chủ yếu là đường, nước. Một số loại đường siro phổ biến như mật mía, mạch nha, mật ong. Công dụng của nó cũng không khác gì các loại đường khác là giúp cho bánh được mềm, ẩm hơn.
Nhiều người còn thấy rằng sử dụng các loại đường siro này sẽ tạo được mùi thơm đặc biệt cho các loại bánh hơn. Bạn có thể sử dụng nó để làm bánh trung thu, bánh bông lan, sữa tươi, trà sữa,… Một số loại đường siro phổ biến dùng pha chế là: Siro đường đen Wings, Siro đường đen Eurodeli, Siro đường đen Maulin…
Ảnh: Sưu tầm
Đường Isomalt
Đây là một loại đường được chế biến từ củ cải đường nên lượng calo cực thấp. Đặc biệt, nó có một vị ngọt thanh. Và ưu điểm lớn nhất của đường Isomalt là không làm răng chúng ta bị sâu.
Loại đường này được sử dụng nhiều ở các nước như Mỹ, Pháp, Nhật và cho ra nhiều sản phẩm khác nhau như kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cao su. Các loại bánh làm từ đường Isomalt mà bạn không nên bỏ qua là các loại bánh trung thu, bánh vòng đường, bánh quy,…
Ảnh: Sưu tầm
3. Công dụng của đường
Đường không chỉ có nhiều loại mà còn có rất nhiều công dụng trong làm bánh và nấu ăn. Bạn cùng xem nhé:
- Đường được sử dụng khi làm bánh giúp tạo độ mềm mịn cũng như kết cấu của bánh sẽ được hết dính hơn.
- Thêm đường vào để tạo vị ngọt cũng như có mùi thơm đặc trưng.
- Đường còn là nguyên liệu giúp giữ ẩm cho bánh và bánh có thể bảo quản được lâu hơn mà không bị hư.
- Sử dụng đường để ủ lên men cho bánh.
- Đường kết hợp cùng vớ bơ, trứng,… rồi đánh tơi lên sẽ tạo thành kem bông mềm mịn.
Ảnh: Sưu tầm
Vậy là Blog Digifood đã tổng hợp cho bạn các loại đường làm bánh và từng loại công dụng đi kèm. Hãy lưu lại thông tin bổ ích này để chọn được loại đường phù hợp cho món ăn của mình nhé. Chúc bạn thành công và có bữa ăn ấm áp bên gia đình.
Xem thêm bài viết: