Cách rán mỡ lợn ‘cao tay’ cho hội chị em nội trợ – Digifood
Từ lâu mỡ lợn đã trở thành một trong những ‘bảo bối’ nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của các Mẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách rán mỡ lợn sao cho ngon và giữ được lâu nhất. Vậy nên hôm nay Digifood sẽ mách cho bạn bí quyết để có được 1 hũ mỡ lợn trắng trẻo, thơm ngon nhé!
Mục Lục
1. Tại sao mỗi gia đình đều nên có 1 hũ mỡ lợn
Có nhiều người cho rằng mỡ lợn không tốt cho sức khoẻ và chỉ nên sử dụng dầu thực vật để nấu ăn. Tuy nhiên đó lại là quan điểm sai lầm. Trên thực tế, mỡ lợn có rất nhiều khoáng chất, vitamin tốt cho sức khoẻ cũng như thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, lượng vitamin D trong mỡ lợn giúp cải thiện tim mạch, duy trì sức khoẻ của phổi và hô hấp. Cung cấp năng lượng cho tế bào, làm bền thành mao mạch, phòng ngừa tốt tình trạng xuất huyết và đột quỵ.
Ảnh: Sưu tầm
Bên cạnh đó, dầu thực vật khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ bị phân huỷ thành những chất độc hại cho cơ thể. Trong khi đó dù ở nhiệt độ nào thì mỡ lợn cũng không bị phân huỷ. Nếu không sử dụng mỡ lợn trong một thời gian dài thì cơ thể sẽ khó hấp thụ và dẫn đến thiếu hụt vitamin A. Từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, rối loạn nội tiết tố, dễ bị nhồi máu cơ tim.
Ảnh: Sưu tầm
Chưa kể đối với một số món ăn, việc dùng mỡ lợn sẽ giúp hương vị trở nên thơm ngon hơn nhiều. Chính vì những lý do trên mà mổi gia đình đều nên có một hủ mỡ lợn trong tủ lạnh. Không chỉ giúp cho những bữa ăn thêm phần hấp dẫn hơn, mà khi sử dụng đúng mức độ nó còn rất tốt cho sức khoẻ.
Xem thêm các công thức tóp mỡ ngon:
2. Cách rán mỡ lợn
Để rán mỡ lợn được ngon thì cũng không hề khó. Bạn chỉ cần chú ý những bước sau đây là sẽ có được 1 hũ mỡ lợn trắng tinh, thơm ngon và giữ được rất lâu đấy.
Khẩu phần | Chuẩn bị | Chế biến |
1 – 1,2 lít | 15 phút | 30 phút |
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Mỡ lợn: 1 kg
- Nước: 1 bát
- Muối: ½ thìa cà phê
- Rượi đế (hoặc rượu có nồng độ cao)
- Tỏi đập dập: 3 tép
Dụng cụ: chảo sâu, hũ hoặc hộp có nắp đậy kín, đồ rây,…
2.2. Cách làm
Sơ chế mỡ lợn
- Mỡ lợn sau khi mua về thì dùng muối chà đi chà lại thật kỹ, sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần.
- Bắt một nồi nước sôi lên bếp, cho vào thêm vài lát gừng và hành tím. Cho mỡ lợn vào trần qua khoảng 2 – 3 phút để loại bỏ mùi hôi.
- Sau khi vớt mỡ ra thì rửa lại với nước sạch. Dùng khăn giấy thấm thật khô, đây là mẹo cách rán mỡ lợn để không bị bắn dầu. Sau đó thì cắt mỡ ra thành từng miếng nhỏ.
Rán mỡ lợn
- Bắt chảo lên bếp, cho vào khoảng 1 bát nước, ½ thìa cà phê muối rồi đổ mỡ lợn đã cắt vào. Đậy vung và nấu mỡ từ từ ở lửa nhỏ. Nhớ đảo thường xuyên để mỡ không bị dính chảo.
- Khi thấy phần mỡ tiết ra nhiều dầu và tóp mỡ bắt đầu teo lại. Thì cho tỏi đập dập cùng một ít rượu vào. Tỏi và rượu sẽ làm giúp cho mỡ lợn để được lâu mà không lo bị hư.
- Tiếp tục rán cho đến khi mỡ chảy ra hết, phần tóp mỡ có màu vàng giòn thì tắt bếp.
- Lưu ý: Khi tóp mỡ bắt đầu ngã qua màu vàng thì phải canh và đảo đều liên tục. Vì nếu không mỡ sẽ rất dễ bị cháy khét hoặc là không đều màu.
- Vớt phần tóp mỡ ra để riêng rồi lọc lại phần nước mỡ ra một cái tô rồi để nguội. Sau đó cho vào hũ hoặc nộp sạch, khô ráo đậy kín nắp và cho vào tủ lạnh để mỡ cô đặc lại.
Ảnh: Sưu tầm
3. Yêu cầu thành phẩm
Mỡ lợn sau khi rán xong sẽ cho ra một màu vàng nhạt trong. Tóp mỡ giòn rụm và có màu vàng đẹp mắt. Mỡ sau khi cho vào tủ lạnh thì sẽ chuyển sang màu trắng tuyết, có mùi thơm và mịn màng. Bạn nên bảo quản mỡ lợn đã rán trong tủ lạnh. Khi nào dùng thì lấy ra, dùng xong thì cất vào lại. Như vậy mỡ lợn sẽ để được lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Mỡ lợn chính là bí quyết giúp làm tăng thêm hương vị cho các món ăn. Vì vậy mà đừng bỏ qua cách rán mỡ lợn mà Blog Digifood đã chia sẻ ở trên nhé. Chúc các bạn sẽ thành công.
Tham khảo các bí quyết nâu ăn khác